Các kỹ thuật cơ bản trong in ấn

In ấn là một khâu vô cùng quan nó kết hợp với việc thiết kế để cho ra những sản phẩm ấn tượng và chất lượng.  Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về các kỹ thuật và mẹo cơ bản để việc thiết kế in ấn dễ dàng hơn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Về màu sắc

Về màu sắc thiết kế sử dụng hệ màu CMYK để thích hợp với hệ màu của máy in. Rất nhiều khách hàng khi thiết kế mẫu trên máy tính chỉ sử dụng hệ màu RGB, hệ màu này khác xa so với hệ màu CMYK trong in ấn.

ky-thuat-in

Các kỹ thuật cơ bản trong in ấn.

Thiết lập chế độ móc trắng knock – out cho màu trắng. quark Xpress có một thói quen khá phiền nhiễu là quên bỏ chế độ ovenrprint khi văn bản màu đen chuyển sang một màu khác. Do đó cần kiểm tra văn bản màu trắng xem có ở chế độ knock – out hay không.

Bạn cần cẩn thận và suy nghĩ kĩ trong việc thiết kế văn bản ở thể 4 màu, khi ra chữ văn bản sẽ không được bén.

Chú ý đến khung nền và đường kẻ

Chú ý kế line mỏng. Bởi khi xuất kẽm in đối với những line quá mỏng sẽ không hiển thị trên kẽm. Lúc in ra bài trên giấy thì line đó coi như mất luôn.  Trên thực tế một số mẫu catalogue khách hàng thiết kế viền line quanh chữ rất mỏng, nhà in xuất kẽm in không chú ý hết bởi catalogue rất nhiều trang nên xảy ra trường hợp khung bị mất nét.

Để tránh trường hợp này xảy ra, các designer nên thiết kế một line khung an toàn.

Hình ảnh

Định dạng file nên lưu hình ảnh với định dạng TIE hoặc EPF. Bạn không nên sử dụng các định dạng PICT, BMP. Không nên xoay một hình ảnh đồ họa trong chương trình dàn trang nếu bạn vẫn còn sử dụng Rip Postscirip cấp độ 1.

Việc này sẽ giảm tốc độ Rip rất nhiều. Độ phân giải này phải chắc chắn rằng hình ảnh có kích thước và độ phân giải đúng khi quét. Một hình ảnh đồ họa phải có độ phân giải từ 800 đến 1.200 dpi.

Bạn đừng bao giờ phóng hình ảnh lớn hơn 20% trong chương trình dàn trang. Việc này giúp giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến hiệu ứng bậc thang.

Kiểm tra lỗi lần cuối

Kiểm tra  lỗi là việc làm cần thiết khi thiết kế, in ấn. Lỗi có thể đến từ mọi điểm trên thiết kế của bạn. Do đó bạn đừng tiết kiệm thời gian hay là dò lại chính tả lẫn các thao tác để chắc chắn rằng mình đã làm đúng trình tự.

Các kỹ thuật in cơ bản

  • In offset: Đây là một kỹ thuật in ấn tiên tiến, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy mực in.
  • In UV. Sử dụng mực UV. Khi sử dụng mực in lụa UV thì ta sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng ART in được trên nhiều vật liệu với năng suất và chất lượng cao.
  • In lụa. In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như vải, nilon, thủy tinh, mặt đồng hồ, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho các phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.

 

 

 

Bài Viết Liên Quan