Vấn đề lựa chọn in loại giấy:  Dày, mỏng, cứng và mềm

Vấn đề luôn được mọi người quan tâm của khách hàng là chất lượng giấy dày mỏng khác nhau, giấy mềm, giấy cứng. Nếu sản phẩm in của bạn quá mỏng, quá mềm sẽ khiến cho sản phẩm in kém chất lượng, ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn. Hãy đọc bài viết này ngay nhé!

Bài viết đem lại gì?

Đối tượng: Các khách hàng của Trường phát khi có nhu cầu in ấn chất lượng giấy dày, giấy cứng. Đơn vị thiết kế in ấn cần tham khảo thông tin để làm hợp đồng in chính xác. Bất cứ ai đang có rắc rối liên quan tới việc giấy dày, giấy mỏng.

Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ nắm được các thông tin tổng quan về ngành in ấn, những vấn đề về giấy và những giải pháp phục vụ nhu cầu in ấn chất lượng, in giấy dày, giấy mỏng, xốp, giấu cứng, mềm dẻo.

giay-in

Lựa chọn in loại giấy: Dày, mỏng, cứng và mềm trong in ấn.

Để đi đến giải pháp tối ưu, tôi sẽ viết bài này bằng cách nêu lên từng vấn đề và nguyên nhân, các vấn đề đan xen và nối tiếp nhau tạo ra một mạch rắc rối rất ư là logic. Bạn đọc để hiểu bản chất của ngành in ấn. Từ đó sẽ có hướng khắc phục giải quyết riêng.

Giấy dày có đồng nghĩa với giấy cứng

Một số người nghĩ rằng  giấy có định lượng 300gsm sẽ dày và cứng hơn giấy có định lượng 280gsm. Điều này là không đúng, nó chỉ dày hơn chứ không hề cứng hơn.

Ví dụ, bạn so sánh giấy Couche (còn gọi là giấy C) 300gsm với Bristol (còn gọi là giấy B) 300gsm, hai loại giấy này cùng định lượng, cùng độ dày, nhưng giấy B cứng và thô hơn giấy C một ít. Thậm chí khi bạn so sánh việc in giấy dày C 300gsm với một loại giấy mỹ thuật nào đó định lượng 280 gsm, giấy mỹ thuật 280 gsm vẫn có loại cứng và xốp hơn giấy C300 gsm.

Dày không đồng nghĩa với cứng. Do đó khi đến làm việc với chúng tôi hoặc bất kỳ đơn vị in ấn nào khác hãy xác định rõ nhu cầu của bản thân.

Giấy C có phải là giấy couche

Giấy couche cơ bản là có hai loại, loại bóng và loại mờ. Loại bóng thường được sử dụng để in name card, in menu, in catalogue, in brochure… Loại mờ ít được sử dụng hơn, thường để in tạp chí.  Giấy C có rất nhiều xuất xứ, nhiều hãng khác nhau. Tiêu chuẩn giấy C của mỗi hàng khác nhau nhưng nhìn chung nó vẫn được liệt vào giấy couche vì quy cách, định lượng và tiêu chuẩn trong ngành giấy.

Vậy trước khi in, hãy xem mẫu mã cẩn thận là ok. Vì thật ra, sự khác biệt là một con số epsilon quá nhỏ, nên ta bỏ qua. Chỉ có khi nào mà rắc rối, gặp những đối tác cãi cố cãi cùn thì bạn có thể xem đây là kiến thức để bạn nói chuyện với đối tác, khách hàng, đơn vị thiết kế in ấn…

Công đoạn gia công sau khi in offset ảnh hưởng đến độ dày của giấy ?

Khi quy trình in ấn hoàn tất sẽ đến công đoạn gia công có thể ép kim, dập nổi, cán màng… Những công đoạn này có thể ảnh hưởng tới độ dày của giấy. Ví dụ như ép kim, dập nổi. Đương nhiên khi ép kim hay dập giấy sẽ mỏng hơn, tuy nhiên một thời gian sau sự đàn hồi sẽ làm cho giấy trở lại được bình thường.

Trong trường hợp cán màng, nếu dùng quá nhiều keo hoặc sử dụng kỹ thuật cán màng nước, độ ẩm từ keo làm cho giấy trở nên mỏng hơn, mềm hơn. Nếu sản phẩm in trong phòng lạnh một thời gian thì giấy sẽ tự dày lên. Bạn cẩn thận trường hợp này nếu sản phẩm in quá mềm thì nên trao đổi lại với bên xưởng in, nhà in.

Bài viết trên đây đề cập một số vấn đề, nguyên nhân dẫn tới những rắc rối về việc in giấy dày, giấy mỏng, mềm hoặc là cứng. Không có giải pháp để giải quyết một cách tuyệt đối vì mọi chỉ số chỉ là sự tương đối đôi khi nó còn phụ thuộc vào cảm giác của người sử dụng.

 

Bài Viết Liên Quan